7 bẫy tâm lý Nhà đầu tư nên tránh

Bạn đã bao giờ tự hỏi: “Tại sao mình luôn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng khi thị trường đi xuống, và lại hưng phấn, nóng vội thái quá mỗi khi thị trường đi lên?”

Nếu bạn có cảm giác như thế … thì 100% bạn đã bị “sập bẫy” rồi. “Bẫy” ở đây là những cái bẫy tâm lý, là những phản ứng rất bình thường của chúng ta trước những điều kiện hay tình huống khác nhau.

Bẫy tâm lý không dễ xác định, chúng bắt đầu bằng những suy nghĩ thoáng qua, làm tâm trí chúng ta bị thiên lệch một cách vô thức.

Chắc chắn đã có rất nhiều Nhà đầu tư tài chính lão luyện đã viết về những cạm bẫy tâm lý hoặc những hành động khiến cho nhiều Nhà đầu tư khác đi sai hướng. Những dạng tâm lý này diễn ra thường xuyên khi thị trường thay đổi liên tục mà chúng ta không hiểu hết bản chất của đầu tư tài chính.

Sau đây, Hên Network sẽ điểm qua một số bẩy tâm lý phổ biến mà các Nhà đầu tư phải đối mặt khi thị trường thay đổi

1. Bẫy NEO (Anchoring)

Khi nhắc từ “neo”, chúng ta nghĩ ngay đến hình ảnh mỏ neo của con tàu mà các thuỷ thủ dùng để cố định chúng khi cập bến. Tương tự như thế, neo trong tâm lý chính là những nhận định hay ấn tượng đầu tiên làm cho tâm trí và cảm xúc chúng ta bị “neo” mà khó có thể ‘thoát’ ra được.

anchoring-trap

Nếu bạn nghĩ về một công ty nào đó đang hoạt động kinh doanh rất tốt, bạn có thể quá tự tin rằng cổ phiếu của công ty đó là một lựa chọn vô cùng sáng suốt.. Định kiến ​​này có thể hoàn toàn không đúng trong hoàn cảnh hiện tại hoặc vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Ví dụ, nhà bán lẻ đồ điện tử Radio Shack. Từng là công ty bán đồ điện tử và tiện ích cá nhân phát đạt vào những năm 1980 và 1990, chuỗi này đã bị các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon (AMZN ) lật đổ.

Nếu người ta tin rằng “Bitcoin là đồng coin quyền lực nhất” ngay khi bạn vừa chân-ướt-chân-ráo vào thị trường, chắc chắn bạn sẽ đầu tư Bitcoin mà không phải nghĩ ngợi gì thêm. Nhưng thật ra, chúng ta đều biết, tiềm năng của một danh mục đầu tư là khả năng sinh lời của nó. Như vậy, không ai có thể chắc chắn được rằng Bitcoin hay những đồng coin khác sẽ tốt hơn. Đó chính là hiệu ứng của “bẫy” neo đấy!

Để tránh mắc bẫy này, bạn cần duy trì sự linh hoạt trong suy nghĩ và cập nhật liên tục với các nguồn thông tin mới, đồng thời hiểu được thực tế rằng bất kỳ công ty nào, dự án nào hay đồng coin nào cũng có thể ở đây hôm nay và biến mất vào ngày mai.

2.  Bẫy xác nhận (Confirmation)

Nếu bẫy neo khiến con người có khuynh hướng suy nghĩ theo nhận định hay ấn tượng ban đầu, thì bẫy xác nhận là bẫy tâm lý khiến người ta có khuynh hướng tập trung suy nghĩ vào những thông tin có cùng quan điểm với họ. Dù biết rằng chẳng ai muốn thừa nhận sai lầm của bản thân, tuy nhiên, việc tìm kiếm và chỉ tập trung vào những bằng chứng “có lợi” cho mình vô hình chung làm cho những quyết định của bản thân bị thiên lệch.

confirmation-trap

Lấy lại ví dụ của bẫy neo về nhận định: “Bitcoin là đồng coin quyền lực nhất”, khi bạn tin vào điều đó, bạn có khuynh hướng tìm kiếm những bằng chứng bổ sung, hỗ trợ cho kết luận đó và không quan tâm đến những quan điểm trái ngược. Trên thực tế, chúng ta đều hiểu rằng “đồng coin quyền lực nhất” chỉ là một khái niệm tương đối mà thôi.

Đảm bảo rằng bạn nhận được lời khuyên khách quan từ những nguồn mới mẻ, thay vì tham khảo ý kiến ​​của người đã cho bạn lời khuyên không tốt ngay từ đầu.

3. Bẫy mù (Blindness)

Tình huống mù quáng có thể làm trầm trọng thêm tình hình.

blindness-trap

Đã bao giờ bạn “ngán ngẩm” bỏ mặc những khoản đầu tư của mình vì thị trường không theo ý muốn? Hay đã bao giờ bạn theo dõi bảng giá 24/7 dù thị trường không-có-chuyện-gì-xảy-ra? Tất cả những điều trên là biểu hiện của bẫy mù.

Thị trường luôn không theo ý muốn chủ quan của chúng ta, vậy thì việc bạn “mặc xác” những khoản đầu tư hay “mất ăn mất ngủ” để theo dõi chúng thì cũng chẳng thể thay đổi được điều gì cả. Việc chúng ta có thể làm để bảo vệ những khoản đầu tư của mình là tập trung đúng lúc để có những quyết định kịp thời.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường tập trung khi thị trường nóng lên, đặc biệt là xung quanh những sự kiện tài chính – kinh tế nóng hổi như cuộc chiến Mỹ – Trung, sự kiện halving, v.v… hoặc dùng công cụ để dự đoán những biến động do cá mập chuyển một số coin lớn.

4. Bẫy tương đối (Relativity)

Bẫy tương đối cũng ở sẵn đó chờ dẫn bạn đi lạc đường. Mỗi người đều có một hình thức tâm lý khác nhau, kết hợp với một loạt các hoàn cảnh cá nhân riêng biệt. Điều này có nghĩa là mặc dù bạn cần biết người khác đang làm gì và nói gì, nhưng hoàn cảnh và quan điểm của họ không nhất thiết phải phù hợp bên ngoài ngữ cảnh của chính họ.

relativity-trap

Tại sao những cuốn sách làm giàu ngày càng nhiều, người đọc những cuốn sách đó cũng rất nhiều, nhưng số lượng người giàu lại không tăng lên? Đó chính là vấn đề của bẫy tương đối!

Bạn không thể trở thành một Ngô Bảo Châu hay Warren Buffett chỉ vì bạn đọc cuốn sách của họ, hay làm theo cách mà họ đã làm. Đơn giản vì họ có điều kiện, hoàn cảnh, và cả năng lực khác với chúng ta. Bẫy tương đối luôn làm cho người ta có khuynh hướng “đồng bộ” chúng ta với những người khác, và đương nhiên, sự thật thì không phải như thế.

Vì thế, đừng áp đặt suy nghĩ hay cách giải quyết của người khác lên vấn đề của bản thân bạn một cách mù quáng. Và hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi đưa ra các quyết định cho riêng mình. Ngoài ra, bạn đừng quên kế hoạch dài-hơi là hãy khám phá bản thân để biết mình cần gì, và đâu là thứ phù hợp cho mình nhé!

5. Bẫy hứng thú phi lý (Irrational Exuberance)

Có một sự thật là các bài phân tích kỹ thuật hay hành động giá đều được đúc kết từ những phản ứng của thị trường trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rằng thị trường vận hành theo lòng tin và phản ứng của nhà đầu tư, việc thị trường trở nên ổn định và các nhà đầu tư ngày càng thông minh hơn khiến thị trường trong quá khứ và thị trường hiện tại không giống nhau.

irrational-exuberance-trap

Khi các nhà đầu tư bắt đầu tin rằng quá khứ tương đương với tương lai, họ đang hành động như thể không có bất ổn trên thị trường. Thật không may, sự không chắc chắn không bao giờ biến mất.

Nếu bạn nắm vững “bài vở”, chắc chắn bạn sẽ tự tin về quyết định đầu tư của mình. Thế nhưng, bong bóng (bubble), quá mua, quá bán hay những sự kiện vĩ mô không thể đoán trước vẫn luôn hiện hữu. Vì thế, hãy luôn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất dù cho bạn tự tin và hưng phấn đến đâu đi chăng nữa!

Sẽ luôn có những thăng trầm của thị trường. Tin rằng quá khứ dự đoán tương lai là một dấu hiệu của sự tự tin thái quá.

Khi có đủ các nhà đầu tư quá tự tin, chúng ta có các điều kiện về sự nổi tiếng của Greenspan, ” sự phóng đại phi lý trí “, nơi các nhà đầu tư quá tự tin dẫn đến lòng tham và bơm thị trường đến mức không thể tránh khỏi một đợt điều chỉnh lớn. Các nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề nhất – những người vẫn còn nguyên vẹn ngay trước khi điều chỉnh – thường là những người tự mãn và chắc chắn rằng chu kỳ tăng giá sẽ kéo dài mãi mãi. Tin tưởng rằng một con bò đực sẽ không kích động bạn là một cách chắc chắn để khiến bản thân trở nên mệt mỏi.

6. Bẫy khẳng định giả (Pseudo-Certainty)

Chúng ta vẫn thường hiểu rằng lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng nhiều. Khi đó, mục tiêu tiên quyết của nhà đầu tư là tìm kiếm những danh mục đầu tư “tối ưu” nhất dựa vào “khẩu vị rủi ro” (risk appetite) của nhà đầu tư.

pseudo-certainty-trap

Khi những khoản đầu tư đang có vẻ thuận lợi, tạo ra nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng chọn phương án an toàn hơn để bảo vệ những khoản đầu tư của mình. Thế nhưng, nếu danh mục đầu tư đang trong trạng thái thua lỗ, những quyết định của họ sẽ có phần mạo hiểm hơn. Điều này phần lớn là do tâm lý muốn giành lại tất cả. Các nhà đầu tư sẵn sàng tăng vốn để “đòi lại” vốn, nhưng không phải để tạo thêm vốn. Một người lái xe đua sẽ sống sót trong bao lâu nếu anh ta chỉ sử dụng phanh khi anh ta đã dẫn trước? Dẫu biết đây là tâm lý cơ bản của con người, nhưng không phải là một quyết định đầu tư sáng suốt!

7.  Bẫy ưu việt (Superiority)

Khác với bẫy mù, đây là bẫy thường xảy ra ở các nhà đầu tư có kinh nghiệm tương đối.

superiority-trap

Đối với một số người, cái bẫy ưu việt là cực kỳ nguy hiểm. Rất nhiều nhà đầu tư quá tự tin vì nghĩ rằng họ hiểu rõ hơn các chuyên gia hoặc thậm chí thị trường, biểu đồ như thế thì chắc chắn tương lai phải như thế. Tuy nhiên, sự thật là thị trường không vận hành theo cách mà chúng ta nghĩ, hay không tuân theo bất kỳ quy tắc nào, mà vận hành theo cách riêng nó.

Chỉ được giáo dục tốt và/hoặc thông minh không có nghĩa là bạn sẽ không được hưởng lợi từ những lời khuyên tốt . Ngoài ra, điều đó không có nghĩa là bạn có thể vượt qua những ưu điểm trước một hệ thống thị trường phức tạp. Nhiều nhà đầu tư đã đánh mất vận may khi bị thuyết phục rằng họ giỏi hơn những người còn lại. Hơn nữa, những người này là con mồi dễ dàng cho một số loại bẫy khác đã đề cập ở trên.

Kết luận

Tâm lý con người là một thứ nguy hiểm, và có một số sai lầm đáng báo động mà mọi người mắc phải nhiều lần. Trong lúc nóng vội, hoặc bị căng thẳng, hay bị cám dỗ, chúng ta có thể rơi vào một trong những cái bẫy tâm lý này, tất cả đều có thể khiến bạn phải trả giá đắt.

Nhận thức được bản chất của những cái bẫy này và luôn hiểu rõ bản thân mình, đồng thời có sự hỗ trợ từ những người có năng lực và hiểu biết thị trường sẽ giúp bạn vượt qua nhanh hơn.

7 bẫy tâm lý Nhà đầu tư nên tránh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon