FOMO, FUD là gì? Làm sao để vượt qua trong giao dịch?

FOMO là gì? FUD là gì? Đây là 2 thuật ngữ về hội chứng (hiệu ứng) tâm lý quen thuộc đối với hầu hết mọi người tham gia lĩnh vực tài chính, đặc biệt là Crypto. Đây là 2 hội chứng phổ biến mà những người mới thường gặp phải dẫn đến các hậu quả đáng tiếc. Vậy cụ thể chúng là gì? Làm sao để vượt qua?

FOMO là gì?

FOMO (Fear of Missing Out) là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội. Người mắc phải hội chứng này thường bị ám ảnh bởi cảm giác sợ bỏ lỡ một điều gì, đánh mất điều mà mọi người xung quanh sẽ đạt được. Do đó, họ thường mắc phải những sai lầm vì đưa ra quyết định thiếu lý trí, dẫn đến hậu quả khó lường.

fomo-fear-of-missing-out

Những ví dụ tiêu biểu về FOMO như các bạn trẻ liên tục kiểm tra facebook để không bỏ lỡ những thông tin từ bạn bè, từ các ngôi sao phim ảnh, ca nhạc. Việc bỏ lỡ này khiến bạn trẻ không biết được các “tin nóng” để tham gia “tám” cùng bạn bè, mặc dù không phải tin nào cũng quan trọng.

Biểu hiện khác của FOMO như là phải cố gắng mua 1 cái iphone mới trong trào lưu ai cũng mua iphone, mặc dù không sử dụng hết tính năng hoặc các tính năng vẫn như cái iphone hiện tại đang dùng. Bạn sẽ bị FOMO vì bạn sợ ai cũng có iphone mới mà bạn thì không. Thế là hi sinh vài tháng lương cho con iphone mà bạn cũng chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin và lướt facebook.

Có một thống kê cho thấy tầm 56% số người sử dụng mạng xã hội có mắc phải hội chứng FOMO. Sự phổ biến của nhiều loại mạng xã hội cũng như hàng loạt trang tin tức khiến cho FOMO ngày càng trở nên phổ biến hơn.

FOMO từng “giết chết” thị trường tài chính thế giới nhiều lần trong lịch sử. Gần đây nhất là bong bóng dotcom đầu tư vào các công ty internet những năm 2000 tại Mỹ. Lúc đó, ai cũng sợ là mình sẽ bỏ lỡ làn sóng này, thế là nhảy vào mua quyết liệt. Sau khi bong bóng dotcom tan vỡ, nhiều công ty internet quay về giá trị thực bằng không, khiến đa số nhà đầu tư thua lỗ, phá sản.

Hội chứng FOMO ở Việt Nam chúng ta thấy là các làn sóng đầu tư vào chứng khoán năm 2007, vàng năm 2008 – 10, bất động sản cũng tầm 2008 – 10. Cứ sau một làn sóng như vậy, FOMO khiến các nhà đầu tư không am hiểu mà chỉ nhảy vào bởi sợ bỏ lỡ cơ hội bị thua lỗ.

Trong lĩnh vực tiền số, khi một đồng coin đang trên đà tăng giá ngắn hạn, nạn nhân của hội chứng này “được” thôi thúc về một “khoản lời” lớn như những người khác và ngay lập tức thu mua đồng coin ấy, hành động này được gọi là FOMO.

FUD là gì?

FUD là viết tắt 3 chữ cái đầu của các cụm từ Fear – Uncertainty – Doubt, với nghĩa là Sợ hãi – Không chắc chắn – Nghi ngờ.

fud-fear-uncertainty-doubt

FUD là một nỗ lực chiến lược nhằm tác động đến nhận thức bằng cách phổ biến thông tin tiêu cực và không rõ ràng hoặc sai lệch. Ví dụ, một công ty cá nhân có thể sử dụng FUD để đưa ra những ý kiến bất lợi và suy đoán về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; để tăng ước tính chung về chi phí chuyển đổi giữa các khách hàng hiện tại; hoặc để duy trì đòn bẩy đối với một đối tác kinh doanh hiện tại có khả năng trở thành đối thủ.

Thuật ngữ này có nguồn gốc để mô tả các chiến thuật sai lệch thông tin trong ngành phần cứng máy tính nhưng sau đó đã được sử dụng rộng rãi hơn. FUD là một biểu hiện của sự hấp dẫn đối với sự sợ hãi.

Thuật ngữ này xuất hiện trong các bối cảnh khác từ những năm 1920. Đến năm 1975, thuật ngữ này đã được viết tắt là FUD trong bối cảnh tiếp thị và bán hàng:

“Một trong những thông điệp được xử lý là FUD – nỗi sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ từ phía khách hàng và nhân viên bán hàng đều cản trở cách tiếp cận và chào hỏi. ”

FUD lần đầu tiên được Gene Amdahl định nghĩa vào khoảng năm 1975 sau khi ông rời IBM để thành lập công ty riêng của mình, Amdahl Corp: “FUD là nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn và sự nghi ngờ mà những người bán hàng của IBM truyền vào tâm trí của những khách hàng tiềm năng. có thể đang xem xét các sản phẩm của Amdahl. “Thuật ngữ này cũng được quy cho nhà phân tích máy tính kỳ cựu của Morgan Stanley là Ulrich Weil, Như Eric S. Raymond viết:

“Tất nhiên, ý tưởng là thuyết phục người mua sử dụng thiết bị an toàn của IBM hơn là sử dụng thiết bị của đối thủ cạnh tranh. Sự ép buộc ngầm này được thực hiện bằng cách hứa rằng những người gắn bó với IBM sẽ nhận được nhiều điều tốt đẹp, còn người dung thiết bị của đối thủ sẽ không có tương lai. Sau năm 1991, thuật ngữ này đã trở nên khái quát để chỉ bất kỳ loại thông tin sai lệch nào được sử dụng như một vũ khí cạnh tranh. ”

Bằng cách truyền bá thông tin đáng ngờ về nhược điểm của các sản phẩm ít được biết đến, một công ty thành lập có thể không khuyến khích những người ra quyết định tự mình lựa chọn các sản phẩm đó, bất kể giá trị kỹ thuật tương đối. Đây là một hiện tượng được công nhận, được hình thành bởi tiên đề truyền thống của các đại lý mua hàng rằng “không ai từng bị sa thải vì mua thiết bị của IBM”. Kết quả là nhiều bộ phận CNTT của các công ty mua phần mềm mà họ biết là kém hơn về mặt kỹ thuật vì quản lý cấp trên có nhiều khả năng nhận ra thương hiệu hơn.

Những cảm xúc FUD tạo ra thường mang lại cho nạn nhân những cảm giác lo lắng, luôn sống thấp thỏm và mang cho mình cảm giác không yên lòng.

Một ví dụ cụ thể của FUD trong lĩnh vực tiền số, nạn nhân của triệu chứng này khi nghe thấy các tin tức không tốt về thị trường liền có tâm lí hoang mang, sợ hãi, chưa kịp tìm hiểu kĩ những biến động của thị trường đã nhanh chóng bán tháo những coin đang nắm giữ một cách không cần thiết. Không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân họ mà còn khiến sụt giảm nghiêm trọng giá thị trường, tạo điều kiện cho “cá mập” khát máu thu gom coin với giá rẻ một cách dễ dàng.

FOMO và FUD được sử dụng để lừa đảo thế nào?

fomo-fud-lua-dao-scam

Phần này chúng ta sẽ xem xét trích dẫn từ một tài viết khá hay mà Tiến sĩ nổi tiếng về tâm lý học Bobby Azarian đã chia sẻ:

“Khi Bitcoin ngày càng đi vào đời sống, thị trường Crypto cũng bắt đầu nóng hơn bao giờ hết. Hàng ngày, các nhà đầu tư chứng kiến nhiều loại Cryptocurrency với mức tăng trưởng chóng mặt chỉ trong vài ngày, thậm chí là vài giờ.

Mỗi tuần, có ít nhất vài đợt đợt tăng bất ngờ như vậy, điều này cũng gây sự chú ý lớn của cộng đồng. Ngay khi các đợt bơm diễn ra, thông tin được nhanh chóng phát tán trên các mạng xã hội như Telegram, Facebook, twitter, reddit… tạo ra làn sóng mọi người đổ vào mua do sợ bị bỏ mất cơ hội (FOMO).

Với cơ chế như vậy, chỉ cần đẩy vài thông tin ảo, thị trường sẽ dậy sóng, giá tăng phi mã, làm nhà đầu tư, KOL trong ngành và những công ty phát hành ra các token này giàu lên nhanh chóng. Không chỉ các KOL, các người đi đầu trong ngành cố gắng tạo hiệu ứng FOMO trong cộng đồng.

Ngay cả những nhà đầu tư có danh tiếng, chuyên gia tư vấn tài chính, những người mong muốn gây chú ý bằng việc dự đoán giá coin, cũng phần nào đóng góp vào quá trình này của của thị trường. Nhanh chóng, giá các coin này tăng phi mã gấp vài lần, không quan trọng nó có ứng dụng thực tế gì trong cuộc sống.

Nhưng mỗi đợt bơm này không thể kéo dài, cho dù đồng coin tốt đến đâu, hay thông tin quan trọng ra sao, giá thường nhanh chóng đi xuống khi FUD bắt đầu được “bung” ra. Vòng tuần hoàn của FUD – FOMO sẽ lại làm các anh em nhà đầu tư thị trường crypto chóng mặt. Khi thị trường nóng, FOMO nhanh chóng được phát tán. Khi có tin xấu FUD sẽ được tung ra.

Rõ ràng, trong trường hợp nào thì nỗi sợ cũng là yếu tố chi phối thị trường lớn nhất. Các tổ chức, cá nhân hay sử dụng hội chứng tâm lý FOMO – FUD này được bọn lừa đảo sử dụng một cách cực kỳ tinh vi. Bọn chúng mời nạn nhân vào các buổi hội thảo, vẽ ra những công nghệ hoặc kênh đầu tư mới. Sau đó cho “chim mồi” chen nhau để mua hàng hoặc dụ dỗ mọi người mua để đẩy giá.

Các nạn nhân có tâm lý yếu, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm lập tức sẽ cảm thấy bị FOMO hay FUD ngay. Họ sợ lỡ mất cơ hội ngàn vàng trở thành tỷ phú một cách nhanh, thế là vội vàng xuống tiền đầu tư, ngờ đâu đó là cái bẫy. Chiêu trò này không hẳn chỉ dành cho các trader. Họ còn sử dụng như một công cụ để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.”

Azarian giải thích với độc giả của Psychology Today:

“Nếu là người ngoài cuộc, hội chứng FOMO – FUD có thể là một trò giải trí đáng xem. Nhưng thật sự đây không phải là một trò chơi. Điều tưởng chừng như đơn giản này lại đem đến hậu quả tài chính nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư.”

Chống lại FOMO như thế nào

Rõ ràng đối với chúng ta, nhận ra FOMO đã khó, huống gì chống lại nó. Tuy nhiên, không phải là không có cách. Thử vài cách sau xem sao!

say-no-to-fomo

 

Tự đặt câu hỏi xem như vậy có thực tế không?

Nếu một kênh đầu tư nào đó đưa ra lãi suất “trên trời” thì anh em nên đặt câu hỏi là nó có thực tế không. Nếu lãi suất tầm gấp đôi ngân hàng là bắt đầu thấy phi thực tế rồi đó.

Tìm hiểu dưới góc độ pháp lý

Những người sử dụng FOMO để lửa đảo thường lôi kéo anh em vào những kênh đầu tư chưa được pháp luật thừa nhận hoặc thậm chí là trái pháp luật. Vì vậy, anh em hãy kiểm tra thật kỹ cơ sở pháp lý trước khi xuống tiền.

Xem xét tư cách của những người kêu gọi đầu tư

Vì nắm tâm lý FOMO nên bọn lừa đảo thường ăn mặc bóng bẩy, thể hiện sự giàu có, am hiểu, đồng thời hay sáng tác các câu chuyện từ nghèo khó chuyển thành giàu có, nhằm khiến anh em suy nghĩ rằng tại sao họ làm được mà mình không làm được, từ đó thôi thúc bỏ tiền vào đầu tư.

Cách vượt qua cả FOMO và FUD trong thị trường tiền số

no-fud-chong-lai-fud

 

Hội chứng FUMO và FUD đều là các loại hội chứng phổ biến ở các đối tượng là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc trở thành miếng mồi ngon bị lợi dụng trong thị trường, bạn cần phải nắm rõ những quy tắc sau:

Kiên định

Một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thành bại ở các quyết định nằm ở lòng quyết tâm và ý chí kiên định. Kiên định giúp bạn phân biệt phải trái đúng sai, duy lý khi đã xác định thời điểm và kiễn nhẫn đi theo đúng kế hoạch bạn đã dự tính trước. Tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài dự tính và tầm kiểm soát của bản thân.

Hiểu thị trường

Hiểu thị trường là một trong những quy tắc khó tuân theo nhất. Bởi ngay cả những người dày dạn kinh nghiệm cũng không dám khẳng định mức độ hiểu biết thị trường như thế nào. Tuy nhiên, đứng trên góc độ người mới, bạn cần hiểu được tính chất tiên quyết rằng: thị trường có rất nhiều cơ hội. Nếu thấy coin đã bị FOMO và tăng giá quá cao, tốt nhất hãy nằm ngoài cuộc chơi.

Cắt lỗ đúng lúc

Nếu bạn đã FOMO và bị du đỉnh, đừng ngần ngại cắt lỗ. Việc cắt lỗ chí ít giữ lại cho bạn số vốn để tìm kiếm cơ hội khác.

Quản lý vốn hiệu quả

Việc phân phối và quản lý vốn hiệu quả giúp bạn tối thiểu hóa rủi ro do FOMO và FUD gây ra. Thêm vào đó, quản lý vốn tốt giúp bạn duy trì được một khoản lợi nhuận ổn định, khi đó, FOMO và FUD không thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn nữa.

Xác định phong cách đầu tư

Việc xác định phong cách đầu tư bao gồm ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để qua đó xác định cách thức ra quyết định ảnh hưởng bởi FOMO và FUD. Gỉa sử bạn thuộc phong cách ngắn hạn (lướt sóng) thì việc thuận theo các đợt FOMO sẽ giúp bạn thu được lợi nhuận nhanh chóng. Ngược lại, với phong cách trung hay dài hạn, FOMO hay FUD đều mang lại những hậu quả tiêu cực.

Ngoài ra, nếu bạn muốn vượt qua 2 hội chứng này trong giao dịch, hãy ghi nhớ 2 câu châm ngôn sau:

“ Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người”

“ Tiền rơi từ tay người thiếu kiên nhẫn vào tay người kiên nhẫn”

 

-Tổng hợp

 

FOMO, FUD là gì? Làm sao để vượt qua trong giao dịch?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon