Ba cấp độ quyết định tầm cao của một người “lúc xuống đáy”

 

Đại văn hào Balzac đã nói: “Sự việc trên đời không bao giờ là tuyệt đối, kết quả khác biệt là do mỗi người. Đau khổ là bàn đạp cho thiên tài, là của cải cho những người có năng lực, và là vực thẳm cho những người yếu thế”.

Tướng Patton nói: “Dấu hiệu thành công của một người không phải là độ cao của đỉnh, mà là lực bật lại khi rơi xuống đáy”. Khó khăn là món quà dành cho những người có tầm nhìn rộng. Kẻ yếu than phiền và sớm bị đào thải. Kẻ mạnh im lặng và lội ngược dòng. Còn người thông thái thay đổi suy nghĩ và tìm cách khác.

01 – Những người yếu đuối hay phàn nàn

Nếu một người hay kêu ca, phàn nàn thì đường đời ắt hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn. Đổ lỗi cho người khác, nhưng không bao giờ nhìn lại bản thân, một người như vậy sớm muộn sẽ dẫn đến thất bại.

Một triết gia Trung Quốc từng nói: “Đừng dễ dàng phàn nàn, bởi vì một khi bạn phàn nàn, bạn đang tự dán nhãn mình là kẻ bất tài”. Chỉ những người thủy thủ kém năng lực mới đổ lỗi cho gió biển, và chỉ những người thợ may kém năng lực mới phàn nàn về kích thước của khách hàng.

Một khi một người đã quen với việc kêu ca và đổ lỗi, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ không bao giờ có cơ hội để sửa chữa bản thân.

Sau khi Vương Dương Minh thành lập Tâm học, nó đã bị nhiều người vu khống là tà giáo. Các đệ tử của ông rất buồn về điều này và phàn nàn: “Họ không hiểu gì về kiến ​​thức của chúng ta, những lời phán xét kia thật quá đáng”. Vương Dương Minh chỉ đáp lại: “Do chúng ta truyền bá được quá ít”.

Đến mỗi nơi, Vương Dương Minh lại tổ chức các buổi thuyết giảng trước dân chúng. Ngày qua ngày, cuối cùng quan điểm của ông cũng được chấp nhận và có sức ảnh hưởng gần như sánh ngang với Nho giáo.

Không ai sinh ra đã hưởng toàn bộ sự may mắn, bất kỳ ai cũng mang trong mình một nỗi khổ riêng. Phàn nàn là liều thuốc độc không chỉ kéo bản thân đi xuống mà còn lây nhiễm cho người khác. Một khi phàn nàn trở thành thói quen, bạn không có khả năng quay trở lại.

Chỉ khi biết tìm ra những nguyên nhân từ chính mình, bạn mới có thể vượt qua chướng ngại vật và khiến mỗi ngày trôi qua thật suôn sẻ.

02 – Kẻ mạnh biết im lặng

Nhà văn Lý Tiếu Lai có một người bạn tên là Kim Quang. Trong những năm 1990, ông đi vay ngân hàng với tư cách là một nhà thầu. Vì còn quá non trẻ, số tiền cho vay nhanh chóng bị lừa hết.

Số tiền nợ nhiều đến mức Kim Quang phải chạy vạy từng bữa để trả nợ. Một ngày, tình cờ hai người gặp nhau trên phố và ngồi tâm sự rất lâu. Điều kỳ lạ là Kim Quang không đề cập một lời nào về chuyện riêng của mình, và chỉ nói về những chuyện thú vị trong cuộc sống.

Lý Tiếu Lai lúc đầu thấy khó hiểu, nhưng sau đó đã hiểu ra: Than vãn nói có ích gì? Phàn nàn có giúp số nợ giảm đi? Không ai khác có thể giúp đỡ bản thân ngoài chính mình.

Trong cuộc sống luôn có những điều không vừa ý nhưng chúng đều tốt như những người khác. Đau khổ của bản thân chỉ có thể do chính mình làm ra, suy cho cùng, khó khăn của bản thân cũng phải nhờ chính mình vượt qua.

Osamu Dazai đã nói trong cuốn sách “Sự bất bình đẳng trên thế giới”: “Tôi vẫn nghĩ rằng phàn nàn với người khác chỉ là vô ích. Thay vì làm như vậy, tốt hơn là nên tìm cách giải quyết trong im lặng”.

Chỉ có kẻ yếu mới rêu rao khắp nơi, còn kẻ mạnh biết cách tự mình gánh vác. Những người để lại tên tuổi với lịch sử khi lập nghiệp đều từng trải qua thời kỳ đen tối. Họ không phàn nàn, không than thở mà nỗ lực để phát triển. Thăng trầm là cuộc đời, khổ nạn là để trưởng thành.

Tất cả những khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời đều là khúc dạo đầu cho sự thăng tiến.

03 – Người thực sự khôn ngoan tìm cách thay đổi

Có một câu chuyện như vậy: Một thiền sư và lũ trẻ chơi trò chơi để phân định người thắng người thua, ai thua thì mua trái cây cho bên kia.

Tiếp đó thiền sư vẽ có một con gà trống to còn lũ trẻ vẽ một con sâu. Vị thiền sư thấy liền nói: “Con gà to ăn sâu bọ, ta thắng rồi”. Những đứa trẻ lém lỉnh đáp lới: “Con sâu của cháu đã trở thành một con bướm và bay đi”.

Thiền sư sững sờ, một lúc sau mới cười nói: “Các con thắng rồi, ta mua hoa quả cho các con”. Khi không thể đuổi được con gà trống, lũ trẻ chọn cách để con sâu kia biến thành bướm và bay đi. Đây là trò chơi của trẻ con, nhưng lại là bài học cho người lớn để thoát khỏi tình thế khó khăn.

Đối mặt với những con đường không thể vượt qua và những trở ngại trong cuộc sống, đừng cố đâm đầu vào vì chỉ tốn công vô ích. Nước chảy theo dòng, và con người thích ứng theo hoàn cảnh. Dám thay đổi, cuộc sống có thể gặt hái được nhiều thành công.

Thẩm Vạn Tam, “người giàu nhất phía nam sông Dương Tử” thời nhà Minh, từng theo một đoàn xe đi mua trà. Vì không có đủ kinh phí nên nguồn cung của ông thường bị thiếu hụt. Nhìn thấy người khác kiếm được nhiều tiền nhưng mình chẳng được gì, ông quyết định thay đổi chiến lược.

Ông bỏ trà và mua tất cả các giỏ tre ở các thị trấn gần đó. Sau khi đoàn thương nhân mua trà, trà cần được chở đi trong những chiếc giỏ tre, nhưng chỉ Thẩm Vạn Tam mới có những chiếc giỏ tre. Cuối cùng, họ phải mua rổ từ ông với giá cao. Dù không mua được trà nhưng Thẩm Vạn Tam vẫn kiếm được rất nhiều tiền.

Con người không bị giới hạn bởi ngoại cảnh, mà bị đóng khung bởi suy nghĩ trong tâm trí của chính họ. Suy nghĩ tự do, cuộc sống sẽ không bị giới hạn. Không có dòng sông nào có thể chảy ra biển mà không có lỗi rẽ, khi bức tường bị phá bỏ đồng nghĩa với cảnh cửa mới được mở ra.

Trong thời đại ngày nay, chỉ có học cách thay đổi mới là công thức không bao giờ bị đào thải bởi thời đại. Những người khác nhau, cách tư duy khác nhau, kết quả cũng sẽ khác nhau.

Trước những khốn khó của cuộc đời, đừng đổ lỗi cho người khác cũng đừng vội nản lòng. Khi một ngôi sao rơi xuống, bầu trời đầy sao cũng không thể mờ đi.

Nguồn: Abolouwang

Ba cấp độ quyết định tầm cao của một người “lúc xuống đáy”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to top
Gọi ngay
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon