Ai cũng muốn giàu có, nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể biến mình trở thành một người giàu? Làm thế nào để ta biết bản thân sẽ nghèo hay giàu trong tương lai?
Warren Buffett có thể cho bạn biết câu trả lời.
Chắc hẳn người nhiều đã nghe qua danh của “Thần chứng khoán” Warren Buffett. Ông là một tỷ phú đẳng cấp thế giới và là một nhà đầu tư nổi tiếng thế giới, cuộc đời của ông có thể coi như một trang sách huyền thoại.
Trong cuốn sách Lời Khuyên Cả Đời Của Buffett Dành Cho Con Gái đã đúc kết lại quan niệm làm giàu của ông. Nguyên tố quyết định bạn nghèo hay giàu phụ thuộc một phần lớn vào việc bạn có hiểu được 3 đạo lý này hay không.
Đạo lý 1: Luôn tự nhủ “Cơ hội này chỉ đến một lần thôi!”
Thế có nghĩa là khi gặp bất cứ chuyện gì, bạn phải chuẩn bị đầy đủ và coi mọi cơ hội đều là cơ hội cuối cùng. Có như vậy, bạn mới có thể nắm bắt tốt cơ hội và làm giàu cho mình.
Suy cho cùng, ai trong số chúng ta cũng có lúc cẩu thả khi làm việc. Nhưng nếu chúng ta coi mọi cơ hội đều “chỉ đến một lần” thì chúng ta sẽ coi trọng nó hơn, và chỉ khi chuẩn bị đầy đủ thì chúng ta mới có thể đạt được thành công nhanh chóng.
Buffett tin rằng việc lựa chọn cổ phiếu phù hợp để đầu tư cũng giống như đi săn vậy. Nếu con voi mà bạn muốn chưa xuất hiện, hãy tiết kiệm viên đạn và đừng lãng phí nó vào những con mồi vô ích.
Trên thực tế, rất nhiều người mắc phải sai lầm này, sai lầm đó chính là: Trên con đường làm giàu, chúng ta thường muốn đạt được những thứ nhỏ nhặt trước mắt mà bỏ qua cơ hội to lớn hơn đằng sau.
Chúng ta luôn nghĩ rằng những ngày sau còn vô số cơ hội kiếm tiền. Vì vậy, chúng ta thường thực hiện một số khoản đầu tư sai lầm, ví dụ: Đầu tư tiền vào một số lĩnh vực chúng ta chưa biết và hiểu về nó. Việc này rất dễ khiến chúng ta mất hết vốn liếng.
Muốn kinh doanh thì ngay từ đầu chúng ta cần quan sát và phân biệt thật kỹ, để xem ngành này có thích hợp để đầu tư hay không. Đầu tiên, hãy quan sát xem người khác có lãi không, nếu có thì ta mới nên suy ngẫm đến việc tham gia vào đầu tư lĩnh vực này.
Nếu sau đó chúng ta may mắn lời được một khoản nhỏ, thì hãy quan sát những nhà đầu tư giỏi hơn khác, nếu họ có ý định rút lui thì lúc này chúng ta cũng nên rút lui. Bằng cách này, chúng ta sẽ không bị mất tiền.
Thế nên, bất cứ lúc nào chúng ta cũng cần nắm bắt thời cơ, ra tay đúng lúc để đảm bảo mũi tên sẽ phóng trúng mục tiêu. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để trả lời cho câu hỏi: “Một người có thể kiếm tiền hay không.”
Đạo lý 2: Phải biết tự mình giành lấy cơ hội
Nhiều người nghèo không dám đấu tranh cho lợi ích của bản thân hoặc chủ động theo đuổi thành công. Rốt cuộc thì họ “nghèo vẫn hoàn nghèo”. Buffett tin rằng mọi cơ hội trên đời đều cần bản thân tự mình giành lấy.
Bởi vì dù ý tưởng hay đến đâu, cơ hội có trọn vẹn đến đâu, thành công không phải lúc nào cũng mỉm cười với chúng ta. Vào thời khắc cuối cùng để quyết định thành công, chúng ta cần chủ động bổ sung, củng cố để cơ hội thành công trở nên cao hơn.
Cũng giống như nhân vật chính của bộ phim The Pursuit Of Happyness, anh ấy đã chuẩn bị rất hoàn hảo khi đi phỏng vấn cho vị trí giao dịch viên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, anh vẫn không có cơ hội phỏng vấn. Thế nhưng, anh không bao giờ bỏ cuộc, dựa vào trí tuệ của bản thân, khi ngồi trên taxi anh đã gây được ấn tượng với người quản lý của công ty chứng khoán. Cuối cùng anh đã thành công trong việc vào công ty chứng khoán làm việc và có thu nhập ổn định.
Vì vậy, khi làm bất cứ việc gì, nếu chúng ta không chịu hành động, thì dù chúng ta muốn làm điều đó đến thế nào đi nữa, chúng ta vẫn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất bại.
Thật không may, nhiều người nghèo lại không có ý chí chiến đấu. Hoàn cảnh nghèo kéo dài khiến họ ngại cạnh tranh, ngại thay đổi hiện trạng, thậm chí khi làm việc gì, họ cũng thường viện cho mình nhiều cái cớ để trì hoãn việc học, việc làm. Cuối cùng, chính họ đã tự biến mình thành một kẻ vô giá trị.
Những người có thể thay đổi vận mệnh thường là những người chủ động tìm kiếm cơ hội. Có thể lúc đầu tiền kiếm được rất ít, nhưng sau những thử thách và học hỏi trong thời gian dài, cuối cùng họ kiếm được số tiền nhiều hơn kỳ vọng rất nhiều.
Đạo lý 3: Học cách che giấu sự thông minh của bản thân
Như câu nói “Khôn quá hóa dại”, nhiều khi chúng ta muốn trở nên giàu có, chúng ta phải che giấu sự thông minh của mình. Bởi vì trên thế giới không thiếu những người thông minh, nhiều người cảm thấy rằng thể hiện sự thông minh của bản thân trước mặt mọi người chắc chắn sẽ nhận được sự khen ngợi và ngưỡng mộ. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người có bản tính ghen tị, ganh ghét người khác.
Vì vậy, khi khả năng của bạn chưa đủ và tài sản chưa tích lũy được nhiều, bạn cần học cách ẩn mình. Đừng cho người khác biết gia tài của mình có gì. Bởi vì ngoại trừ những người yêu thương bạn, không ai trên đời mong muốn thấy người khác giỏi hơn mình cả.
Ngoài ra, đa số người thích giúp đỡ những người yếu thế hơn mình. Khi bạn che giấu trí thông minh của mình, những người khác sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn hơn.
Đặc biệt khi làm ăn kinh doanh, chúng ta phải nói ra chính xác chỗ chúng ta không hiểu, có vậy chúng ta mới có thể học hỏi được nhiều hơn. Nếu bạn luôn tỏ ra mình là một người hiểu biết, thì bạn rất dễ bị coi là cái gai trong mắt người khác. Suy cho cùng, “Cây cao thì dễ đổ”, chân lý này từ xưa đến nay đều rất đúng!
Vì vậy, nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải nắm bắt đúng cơ hội và chủ động phấn đấu để đạt được điều mình muốn. Đồng thời không nên đề cao trí thông minh của mình quá mức. Có như thế bạn mới có thể thực sự thay đổi bản thân. Hãy để chính mình xoay chuyển chiều gió, để bản thân trở thành một người giàu có.
Khá hay!